Lịch sử ra đời bộ máy cơ siêu chính xác của Longines P2

Ở phần đầu tiên chúng ta đã tìm hiểu bối cảnh ra đời và cách tiếp cận đầu tiên mà Longines sử dụng để tạo nên một bộ máy cơ siêu chính xác. Và rồi sau đó Longines Ultra-Chron đã được ra đời. Vậy đã có những mẫu đồng hồ Longines nào sử dụng bộ máy này, chúng có gì đặc biệt? Hãy cùng CHIC WATCH LUXURY tiếp tục tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.

1. CHẤT LƯỢNG VÀ CHÍNH XÁC CHƯA ĐỦ

Một trong những mẫu Longines Ultra-Chron phổ biến bậc nhất là đồng hồ lặn có mã hiệu 8221, được giới thiệu đến công chúng vào năm 1968, một năm sau khi Ultra-Chron được ra đời. Nhắc lại một chút về lịch sử thì những năm 1960 không chỉ là khoảng thời gian mà các thương hiệu chạy đua tạo ra các bộ máy chính xác, mà đây còn là lúc mà các hãng liên tục cho ra mắt các mẫu đồng hồ bền bỉ, nam tính, đặc biệt là đồng hồ lặn.

Mẫu Longines 8221
Mẫu Longines 8221

Mẫu Longines 8221 vào thời điểm đó có độ chịu nước lên tới 30 ATM hay 300 mét nước. Và thông tin từ Longines trong cuốn catalogue năm 1968 có đoạn mô tả về mẫu đồng hồ lặn này: “…cho phép thợ lặn làm việc ở độ sâu tới 1,000 mét trong các tháp chuông lặn hay buồng lặn chuyên nghiệp, và kể cả khi bị lấp đầy bởi khí heli, thì với nắp đáy đặc biệt, mẫu đồng hồ này có thể xả bớt loại khí này ra, tránh hiện tượng vỡ máy do áp suất cao.”

Những thông số ở thời điểm năm 1968 này giờ đây là tiêu chuẩn của những mẫu đồng hồ lặn có độ chính xác cao và có mức giá tầm trung. Dù ở thời điểm đó thì giá một mẫu Longines 8221 là khoảng 120 đô, so với một mẫu Rolex Submariner thì giá này là khoảng một nửa (giá Rolex Submariner 14060 đầu những năm 1970 là khoảng 230 đô la Mỹ).

Dù vậy thì vẫn phải đánh giá rằng, Longines Ultra-Chron lại không gặp thời, khi ra đời vào đúng khoảng thời gian mà đồng hồ quartz đang dần phổ biến và tạo nên cuộc khủng hoảng nổi tiếng bậc nhất lịch sử ngành công nghiệp đồng hồ. Nhưng dù vậy thì vẫn có một bộ máy đồng hồ Longines tần số cao gây ấn tượng nhờ việc đi đầu trong xu hướng chuyển dịch của các thương hiệu sản xuất máy cơ – từ việc sản xuất đồng hồ đeo tay cá nhân sang sản xuất các bộ máy cơ mang nhiều cảm hứng lịch sử và nghệ thuật hơn.

2. SỰ CHUYỂN DỊCH CẦN THIẾT VÀ NHẮC TA VỀ CÁI TÊN LONGINES

Và bộ máy ấn tượng đó chính là Longines caliber L360. Quay ngược lại thời gian thì đây là bộ máy được Longines đặc biệt chế tạo để tham gia vào các cuộc thi về độ chính xác của các Đài thiên văn. Longines chính thức giới thiệu bộ máy này tới công chúng vào năm 1959, nhưng thương hiệu này chưa bao giờ đặt chúng vào một bộ vỏ của một chiếc đồng hồ đeo tay nào cả.

Kích cỡ của bộ máy này là 32mm x 22mm, với ổ cót vô cùng lớn, dùng để cung cấp năng lượng cần thiết cho một bộ máy có tần số dao động cao. Hình dáng được lựa chọn là hình chữ nhật, điều này giúp Longines có thể trang bị cho bộ máy này một ổ cót lớn nhất có thể, trong một diện tích nhất định. Vì các cuộc thi ở các Đài thiên văn giới hạn các thương hiệu tham gia về diện tích của bộ máy, chỉ được tối đa khoảng 707 mm vuông.

Và vào năm 1962, trong cuộc thi của Đài thiên văn Neuchatel, bộ máy Longines caliber L360 đã đạt được những thành tích vô cùng ấn tượng, ngay cả với tiêu chuẩn ngày nay của đồng hồ cơ cao cấp. Độ sai số được đo lường trong quãng thời gian 45 ngày, trong nhiều điều kiện nhiệt độ và vị trí khác nhau của bộ máy này chỉ là trung bình 0.019 giây mỗi ngày, một con số quá ấn tượng.

Ultra-Chron dù đã đi vào dĩ vãng nhưng mới đây Longines đã cho ra mắt nhiều thiết kế tái bản lại dòng đồng hồ biểu tượng này. Hãy cùng đón chờ các bài viết khác về Longines Ultra-Chron phiên bản 2022 trong những bài viết tiếp theo của CHIC WATCH LUXURY nhé! Đừng quên ghé thăm cửa hàng của chúng tôi trên toàn quốc và cập nhật những thông tin mới nhất về các mẫu đồng hồ chính hãng.

 

CHIC WATCH LUXURY – Cửa hàng đồng hồ chính hãng chuyên mua bán và thu mua đồng hồ chính hãng cao cấp giá cao nhất nhất thị trường. Chi tiết thông tin xin mời khách hàng truy cập trang wed chính thức của chúng tôi https://chicwatchluxury.vn/thu-mua-dong-ho-chinh-hang-gia-cao-nhat-thi-truong/