Cuộc chiến giữa các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ và Nhật Bản là một phần trong lịch sử của ngành công nghiệp đồng hồ thế giới. Trong suốt nhiều thập kỷ, hai quốc gia này đã cạnh tranh gay gắt để giành thị phần và uy tín trong thị trường đồng hồ toàn cầu. Dưới đây là một số chi tiết về cuộc đua này mà CHIC WATCH LUXURY sẽ cùng anh em tìm hiểu nhé.
THỊ TRƯỜNG ĐỒNG HỒ THẾ GIỚI NHỮNG 1970
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 – 1974 là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên sự suy thoái kinh tế toàn cầu khiến sức mua bị suy giảm nghiêm trọng, người ta không còn dư dả để chi trả cho những chiếc đồng hồ hàng trăm, hàng ngàn đô mà thay vào đó là sự lựa chọn cho những thương hiệu có mức giá thấp hơn. Sự ảm đạm này của thị trường đã giáng một đòn chí mạng vào các công ty đồng hồ Thụy Sĩ vốn được biết đến với dòng hàng cao cấp và đắt đỏ.
Trong khi họ còn đang lúng túng tìm cách giải quyết thì một lần nữa, sự xuất hiện của “làn sóng” đồng hồ quartz Nhật Bản giá rẻ đã nhấn chìm toàn bộ ngành công nghiệp nơi đây. Ước tính chỉ trong vòng 3 năm, số lượng việc làm trong ngành đồng hồ Thụy Sĩ giảm từ 90000 xuống còn 25000, sản lượng xuất khẩu giảm từ 84 triệu xuống còn 30 triệu, doanh thu giảm quá nửa khiến nhiều thương hiệu buộc phải tuyên bố giải thể.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm họa này là sự chiếm lĩnh thị trường của những chiếc đồng hồ quartz giá bình dân, với mức giá chỉ vài chục USD nhưng vẫn đảm bảo độ bền, độ chính xác, đó là sự lựa chọn mới của đại đa số người dùng trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Trong khi đó chỉ tính riêng năm 1979, Nhật Bản đã cho xuất xưởng hơn 59,7 triệu chiếc đồng hồ bỏ túi và đồng hồ đeo tay – 43,5 triệu chiếc đồng hồ báo thức và đồng hồ treo tường. Với tổng sản lượng đạt trên 100 triệu chiếc mỗi năm, Nhật Bản soán ngôi Thụy Sĩ, trở thành cường quốc công nghiệp đồng hồ dẫn đầu thế giới, đồng thời nó cũng đánh dấu cho cuộc khủng hoảng kéo dài của ngành công nghiệp Tây Âu.
HƠN NỬA THẾ KỈ ĐỂ HỒI SINH ĐỒNG HỒ THỤY SĨ
Nếu như 50 năm trước đồng hồ Thụy Sĩ bại dưới tay đồng hồ Nhật Bản trong phân khúc ngành hàng trung cấp thì giờ đây cuộc chiến lại bắt đầu từ chính thất bại ngày xưa. Sự thành công của đồng hồ Quartz buộc ngành đồng hồ Thụy Sĩ phải thay đổi chiến lược sản phẩm và phương thức tiếp cận người tiêu dùng.
Không còn quá chú trọng vào tính năng máy hay sự xa hoa trong mỗi thiết kế, giờ đây Thụy Sĩ tập trung sản xuất những chiếc đồng hồ quartz cơ bản nhằm thỏa mãn mọi đối tượng khách hàng. Sự thành công của hàng loạt thương hiệu như Swatch, Wenger đã chứng minh sự đúng đắn của đường hướng thay đổi đó, đặc biệt là Wenger, thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ đạt chuẩn Swiss made.
Wenger đã lắng nghe nhu cầu của khách hàng, đo lường khả năng kinh tế của họ và đưa ra những sản phẩm phù hợp với mức giá và nhu cầu sử dụng. Khách hàng của Wenger sẵn sàng bỏ ra vài trăm đô để sở hữu những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ đạt chuẩn Swiss made, họ vui vẻ với thiết kế giản dị nhưng đầy nét hiện đại, với sự tối giản của máy móc, sự “bình dân” của vật liệu và có thể mua được vài chiếc để thay đổi. Những nỗ lực của Wenger và những quyết sách đúng đắn đã làm nên bức tranh hoàn toàn mới của ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Sự xuất hiện của hãng đồng hồ quarzt Wenger 1 lần nữa khơi dậy “cuộc chiếc” không hồi kết giữa 2 đất nước có ngành chế tác đồng hồ hàng đầu này.
Với đồng hồ Thụy Sỹ hay đồng hồ Nhật Bản đều có thế mạnh và hạn chế của riêng mình và việc lựa chọn thế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích của bạn. Nếu bạn yêu thích một sản phẩm cơ khí giá rẻ nhưng vẫn nhiều tính năng thì chắc chắn đồng hồ Nhật Bản sẽ là sự lựa chọn tốt nhất, ngược lại nếu bạn thích một chiếc đồng hồ chỉ có tính năng đơn giản nhưng chất lượng vô cùng hoàn hảo thì đồng hồ Thụy Sĩ sẽ là số một. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, dù trải qua bao sóng gió thì đồng hồ Thụy Sỹ vẫn luôn khẳng định được vị thế của mình trên thế giới và là niềm khao khát của tất cả những người yêu thích đồng hồ.