Khái niệm về thời gian và sự đo lường của nó đã mê hoặc con người trong nhiều thế kỷ. Từ thời đại tiền sử cho đến những cơn sốt công nghệ hiện đại, niềm đam mê không điểm dừng này đã khiến nhiều bộ óc tò mò, suy ngẫm về các cơ chế chính xác để đo lường thời gian, đưa ra một lĩnh vực nghiên cứu được gọi là Horology. Thế giới chế tác đồng hồ cũng từ đó chứng kiến một số lượng “khổng lồ” những cỗ máy khác nhau ra đời.
Lịch sử ngành chế tác đồng hồ thế giới
Đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước là một trong những phát minh phổ biến trước khi những chiếc đồng hồ cơ ra đời vào cuối những năm 1200. Đồng hồ mặt trời là phương pháp đầu tiên để đo thời gian và được sử dụng ở các nền văn minh cổ đại, đầu tiên là Ai Cập và Iraq, tiếp đến là Hy Lạp và La Mã.
Hình ảnh trên là một trong những chiếc đồng hồ mặt trời được đúc theo cấu trúc cọc đo giờ cố định (gnomon) trên một mặt phẳng, sử dụng chuyển động của mặt trời để tạo ra bóng.
GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ 13-16
Chưa có tài liệu nào ghi chép lại ai là người phát minh ra chiếc đồng hồ đầu tiên và đó là vào thời gian cụ thể nào trong thời kỳ Trung Cổ. Tuy nhiên, chiếc đồng hồ cơ lâu đời nhất được ghi nhận là đến từ nước Anh. Có một số đồng hồ cổ vẫn còn hoạt động, một trong số đó có từ năm 1386 và nằm trong Nhà thờ lớn Salisbury. Chiếc đồng hồ này không có mặt số hoặc kim chỉ giờ, nhưng cho biết thời gian bằng cách gõ chuông số giờ.
Vào đầu thế kỷ 13, ba chiếc đồng hồ cơ khác được chế tạo ở Ý bao gồm đồng hồ rung chuông mỗi giờ, đồng hồ thiên văn và chiếc thứ ba theo dõi mặt trời mọc, chỉ ngày và giờ. Sau nhiều năm phát triển hơn, thợ rèn tiếp tục chế tạo ra những chiếc đồng hồ được treo trong nhà thờ hay những toà tháp, có cấu trúc phức tạp với tiếng chuông lớn được nghe thấy khắp các trang viên và thị trấn.
Thế kỷ 16 là một bước tiến mới khi bắt đầu xuất hiện những chất liệu đồng thau, đồng và bạc trong chế tác đồng hồ thay vì sắt như trước đây. Đó là vào những năm 1540 khi ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ chính thức ra đời trong bổi cảnh nhà cải cách John Calvin đã cấm tất cả mọi người đeo trang sức bởi ông xem trang sức là một hình thức thờ hình tượng. Điều này buộc những người thợ kim hoàn phải học một nghề khác, và họ đã chuyển những kỹ năng vốn có sang nghề chế tạo đồng hồ. Đây không phải là một loại trang sức mà là một loại “phụ kiện có chức năng” phức tạp hơn nhưng tài năng của những người thợ kim hoàn đã biến chúng trở thành các tác phẩm nghệ thuật thực thụ.
Năm 1574, chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên được biết đến với chất liệu đồng trang trí cùng những nét vẽ mô tả tôn giáo được thể hiện ở cả mặt trước và mặt sau của đồng hồ.
GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ 17-19
ĐỒNG HỒ QUẢ LẮC
Đây là thời đại mà đồng hồ quả lắc được phát minh. Đồng hồ quả lắc được Christian Huygens, nhà khoa học tiên phong của Cách mạng khoa học, cấp bằng sáng chế vào năm 1656 nhưng thực chất tác phẩm này đã được bắt đầu nghiên cứu từ hơn 50 năm trước (1602) bởi Galileo.
Đồng hồ quả lắc là một phát minh giúp giảm độ lệch thời gian xuống còn khoảng 15 giây mỗi ngày so với trước đó là 15 phút mỗi ngày. Ngoài ra, lực chuyển động sinh ra từ con lắc được tìm ra nhằm đo lực hấp dẫn. Ngay đến các nhà khoa học như Isaac Newton cũng đã nghiên cứu về con lắc và đo chính xác hình dạng của trái đất nhờ vào lực chuyển động. Trong những năm qua, con lắc không chỉ được sử dụng cho mục đích khoa học mà còn được hoàn thiện để đo những khoảng thời gian chính xác.
ĐỒNG HỒ BỎ TÚI
Đồng hồ bỏ túi bắt đầu được sản xuất vào cuối thế kỷ 16 và chỉ có chức năng hiển thị giờ. Mãi đến năm 1680, kim phút mới được thêm vào và kim giây xuất hiện lần đầu tiên 10 năm sau đó nhưng cũng không phải là chức năng thường thấy trong một khoảng thời gian. Vào thế kỷ 17, sự ra đời của chiếc áo gile, đặc biệt là sau khi Vua Charles II của nước Anh giới thiệu sản phẩm này, đã đưa ra một ứng dụng mới khi túi may gắn vào áo gile được dùng là nơi để đồng hồ. Điều này đã thay đổi hình dạng của đồng hồ trở nên phẳng và cong hơn như những mặt dây chuyền cổ điền để có thể dễ dàng trượt vào bên trong túi và tránh bất kỳ góc cạnh sắc nhọn nào nhô ra có thể làm hỏng quần áo. Bề mặt đồng hồ bắt đầu được phủ kính để bảo vệ cơ chế hoạt động mỏng manh bên trong khỏi bị hư hại khi bị dính vào vải hay va chạm.
SỞ HỮU ĐỒNG HỒ LÀ ĐỂ THỂ HIỆN ĐỊA VỊ XÃ HỘI
Những năm 1700 là khoảng thời gian mà quyền sở hữu đồng hồ ngày càng lan rộng. Các nhà sản xuất đã chế tác ra những cỗ máy ở tất cả các hình dạng và kích cỡ, bao gồm cả những bộ vỏ tủ đồ sộ tới những chiếc đồng hồ trang trí để bàn. Bên cạnh chức năng hiện thị giờ, “đồng hồ thường trở thành một tài khoản ngân hàng” theo trích dẫn của chuyên gia Alexis McCrossen, tác giả của Marking Modern Times: A History of Clocks, Watches, and Other Timekeepers in American Life. “Nhận thức về đồng hồ như một khoản đầu tư hoặc đồ gia truyền vẫn còn phổ biến cho tới tận ngày nay”. Bởi vì những chiếc đồng hồ ban đầu chỉ có cơ chế kiếm tra giờ mà “không có bất kỳ tiêu chuẩn nào về thời gian đcho đến thế kỷ 19” nên trong xã hội nơi tháp đồng hồ vẫn đánh dấu nhịp sống của con người thì chức năng tốt nhất của đồng hồ bỏ túi vẫn là đầu tư vào của cải. Rút ra một chiếc đồng hồ bỏ túi bằng vàng để kiểm tra thời gian là một điều đáng tự hào.
CHIC WATCH LUXURY – Cửa hàng đồng hồ chính hãng chuyên mua bán và thu mua đồng hồ chính hãng cao cấp giá cao nhất nhất thị trường. Chi tiết thông tin xin mời khách hàng truy cập trang wed chính thức của chúng tôi https://chicwatchluxury.vn/thu-mua-dong-ho-chinh-hang-gia-cao-nhat-thi-truong/