Rolex GMT – Master II – Chinh phục bầu trời

Oyster Perpetual GMT‑Master ra mắt vào năm 1955, trong thời kỳ hoàng kim của ngành hàng không thương mại. Mối quan hệ của xã hội với thời gian và du lịch ngày càng phát triển, với các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương cho phép những người du hành vượt đại dương mà không cần trạm dừng nghỉ chân. Được thiết kế đặc biệt dành cho phi công, GMT-Master nhanh chóng trở thành mẫu đồng hồ được các phi công cũng như du khách trên thế giới lựa chọn.

Bốn năm sau khi ra mắt, GMT-Master đã là tâm điểm trong một sự kiện bảo đảm và tôn vinh danh tiếng của nó như một mẫu đồng hồ kết nối mọi người: sự kiện ra mắt chuyến bay thẳng đầu tiên từ New York đến Moscow của hãng hàng không Pan Am.

1. CÁC CHUYỂN BAY THỬ NGHIỆM TRÊN  CONCORDE

Khi chiếc Concorde, máy bay thương mại siêu âm đầu tiên, hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm cuối cùng vào những năm 1960, Rolex đã tự hào thông báo rằng tất cả các phi công người Anh và Pháp đều đeo mẫu đồng hồ GMT-Master, khẳng định vị thế của GMT-Master trong kỷ nguyên của các chuyến bay siêu âm.

2. SAO BĂNG

Scott Crossfield – phi công thử nghiệm đầu tiên bay với tốc độ vượt quá Mach 2 vào năm 1951 – đã tham gia chương trình thử nghiệm X-15. Một dự án đầy tham vọng, bắt đầu vào năm 1956 và nhằm mục đích phát triển các động cơ thế hệ mới, mạnh mẽ hơn, mở đường cho sự ra đời của động cơ phản lực đẩy tên lửa vào không gian đầu tiên. Trong quá trình thực nghiệm, Crossfield đã thực hiện 14 chuyến bay thử nghiệm. Vào tháng 10 năm 1962, ông viết thư cho Rolex xác nhận chiếc đồng hồ của mình hoạt động hoàn hảo ở nhiệt độ từ –54°C (–65°F) đến 75°C (170°F), cũng như ở độ cao 76.000 mét (249.000 feet) được mô phỏng trong khoang cao áp và ở 28.000 mét (92.000 feet) trong điều kiện bay thực.

Một trong những phi công thử nghiệm của chương trình được các nhà bình luận thời đó tôn vinh là người đàn ông bay nhanh nhất mọi thời đại. Vào ngày 3 tháng 10 năm 1967, trên chiếc X-15 được trang bị tên lửa, trung úy kiêm kỹ sư Không quân Hoa Kỳ – William J. Knight đã lập kỷ lục tốc độ cao nhất từng được ghi nhận, chưa từng có cho đến ngày nay: 7.274 km (4.520 dặm) mỗi giờ – tương đương với Mach 6,7. Trên cổ tay của ông là một chiếc GMT-Master.

Ngày nay, thách thức đặt ra là giữ được tính phiêu lưu của chuyến bay.Đồng hồ Rolex luôn đồng hành cùng những không nừng nỗ lực biến giấc mơ thành vĩnh cửu.

3. BAY XA HƠN VỚI SỨC BỀN LÂU HƠN

Kể từ khi ngành hàng không ra đời, loài người luôn muốn bay nhanh hơn, cao hơn. Nhưng đối với một số người có tầm nhìn xa, có một nhiệm vụ khác cần làm được: đó là phải bay xa hơn, với sức bền lâu hơn. Sheila Scott là một trong số họ. Năm 1966, bà trở thành người phụ nữ Anh đầu tiên hoàn thành chuyến bay vòng quanh thế giới một mình trên chiếc máy bay một động cơ. Bà và chiếc máy bay nhỏ bé của mình trở về khi đã bay được 50.000 km (31.000 dặm), bay 189 giờ trong 33 ngày. Scott đã đeo chiếc GMT-Master trong chuyến đi. Bà cũng lập hơn 100 kỷ lục bay đường dài một mình, một trong số đó là ở chuyến bay thẳng dài nhất – từ Luân Đôn đến Cape Town và quay trở lại mà không cần hạ cánh giữa chừng.