Chắc hẳn ai trong số chúng ta khi tìm hiểu về đồng hồ sẽ làm quen với khái niệm mạ PVD, hay mạ DLC (diamond like carbon). Đây là những thông số kỹ thuật thường gặp trên những mẫu đồng hồ có vỏ được mạ thêm màu, thường gặp như vàng kim, vàng hồng hay đen. Nhưng có rất nhiều người hiểu nhầm PVD và DLC là hai công nghệ mạ khác nhau. Liệu điều này có đúng? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết ngày hôm nay của CHIC WATCH LUXURY nhé!
1. CÔNG NGHỆ MẠ ĐỒNG HỒ
Trong một quá trình mạ, một lớp kim loại mỏng sẽ được phủ lên trên vỏ đồng hồ và dây đeo để không chỉ giúp chiếc đồng hồ đó trở nên đẹp hơn, mà còn giúp lớp vỏ có thêm một lớp bảo vệ. Trong ngành công nghiệp đồng hồ, hai công nghệ mạ nổi tiếng nhất là PVD và mạ điện ion. Bên cạnh sự khác nhau về cách thức mạ, thì điểm khác biệt lớn nhất của hai công nghệ mạ này còn đến từ mức độ ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Các chất hóa học được sử dụng trong quá trình mạ điện có thể rò rỉ gây ô nhiễm môi trường xung quanh, trong khi công nghệ PVD lại vô cùng thân thiện với môi trường.
2. CÔNG NGHỆ MẠ PVD LÀ GÌ ?
Từ PVD là viết tắt của cụm từ physical vapour deposition – dịch ra có nghĩa là phương pháp bay hơi lắng đọng vật lý. Kim loại trong quá trình này sẽ được đưa về dạng hỗn hợp khí bằng phương pháp bay hơi hoặc phân tán nguyên tử. Sau đó sẽ được làm cho lắng đọng, ngưng tụ trên các phần kim loại cần được mạ.
Quá trình mạ PVD được diễn ra trong môi trường chân không, để ngăn cản sự phản ứng với không khí. Toàn bộ quá trình mạ diễn ra trong khoảng nhiệt độ 100-360 độ C để tránh làm thay đổi hình dạng của các chi tiết đồng hồ. Có nhiều màu mạ được áp dụng quy trình PVD này, nhưng phổ biến nhất là vàng kim, vàng hồng và đen. Ở một số thương hiệu cao cấp thì lớp mạ PVD ngoài các kim loại thông thường thì còn có thêm một lớp vàng mỏng (như ở đồng hồ Longines).
3. MẠ DLC LÀ GÌ ?
Mạ DLC là một trong những quy trình mạ đồng hồ phổ biến nhất hiện nay, và thường bị hiểu lầm là một quy trình mạ tương tự như mạ PVD. Nhưng thực chất thì không phải vậy. PVD là nhắc tới tên của một quy trình, một công nghệ mạ một lớp kim loại lên vỏ hay dây đeo đồng hồ. Trong khi đó DLC – viết tắt của Diamond like carbon, lại là tên của một lớp mạ, được mạ lên vỏ và dây đeo theo quy trình PVD.
Có thể bạn chưa biết, thì lớp mạ DLC ngoài việc giúp đồng hồ có màu đen bóng cá tính thì còn giúp vỏ và dây đồng hồ được gia cố, tăng độ cứng lên tới 3,000 Vickers. Trên thế giới hiện nay có một công ty Ý tên là Black Venom thậm chí còn cung cấp dịch vụ mạ DLC cho đồng hồ. Nếu bạn thấy chiếc đồng hồ đeo tay của mình quá nhàm chán, có thể tìm đến họ để tiến hành phủ một lớp mạ đen đầy cá tính lên chiếc đồng hồ yêu quý của mình.
4. CÁC CÔNG NGHỆ MẠ KHÁC.
Bên cạnh mạ PVD, nhiều thương hiệu cũng sử dụng một công nghệ mạ khác có nguyên lý gần tương tự có tên là mạ IP – viết tắt của ion plating. Giống như PVD, IP sử dụng nguyên lý lắng đọng vật lý để mạ nhưng thường sẽ là mạ những lớp kim loại cao cấp và có sự can thiệp của cả plasma để làm sạch bề mặt các vật thể cần mạ, giúp lớp mạ bám tốt hơn.
Ngoài ra, hiện nay cũng phổ biến quá trình mạ titan carbon. Đây là một lớp hợp chất kim loại cứng được mạ lên vỏ và dây đồng hồ bằng quá trình mạ PVD. Lớp mạ này giúp vỏ và dây cứng hơn qua đó tăng khả năng chống xước ấn tượng. Điểm trừ của kiểu mạ này là khiến các chi tiết trở nên giòn hơn và giảm độ bền bỉ. Vì vậy nhìn chung PVD vẫn là công nghệ được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới.
Các bạn nghĩ sao về những kiến thức liên quan đến các công nghệ mạ mà Đồng hồ Galle vừa cung cấp? Hãy để lại cảm nhận để chúng ta cùng thảo luận nhé. Đừng quên ghé thăm website của CHIC WATCH LUXURY để luôn cập nhật những tin tức mới nhất và thú vị nhất của thế giới đồng hồ nhé.
CHIC WATCH LUXURY – Cửa hàng đồng hồ chính hãng chuyên mua bán và thu mua đồng hồ chính hãng cao cấp giá cao nhất nhất thị trường. Chi tiết thông tin xin mời khách hàng truy cập trang wed chính thức của chúng tôi https://chicwatchluxury.vn/thu-mua-dong-ho-chinh-hang-gia-cao-nhat-thi-truong/