Đồng hồ đeo tay được thiết kế để tồn tại gần như suốt đời nếu chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, sự hao mòn hàng ngày vẫn khiến chúng rất dễ hư hỏng và phải sửa chữa. Nếu bạn còn chưa biết đâu là những việc làm vô tình khiến đồng hồ hỏng nhanh hơn, hãy tham khảo bài viết này của CHIC WATCH LUXURY để biết thêm.
1. LÀM RƠI
Một trong những việc phổ biến nhất khiến đồng hồ của bạn hỏng là làm rơi. Thiệt hại từ một cú rơi ngắn hoặc từ độ cao lớn hơn sẽ còn tùy thuộc vào bề mặt tiếp xúc với đồng hồ và bất kỳ lúc nào đồng hồ bị va đập vào bề mặt cứng, chúng đều có thể gây ra hư hỏng.
Để tránh làm rơi đồng hồ, hãy cẩn thận tháo khỏi cổ tay hoặc khi lấy khỏi hộp, đừng quên tránh xa các gờ và bề mặt sắc nhọn. Nếu hoạt động thường ngày có khả năng khiến đồng hồ bị va chạm vào tường hoặc bề mặt cứng, hãy cân nhắc đến việc tháo nó ra trước.
2. BẢO QUẢN ĐỒNG HỒ KHÔNG ĐÚNG CÁCH
Bảo quản đồng hồ đúng cách có thể giúp sản phẩm hoạt động tốt và hạn chế hư hỏng. Tuy nhiên, một vài sai lầm khi bảo quản có thể khiến tình trạng của đồng hồ trở nên trầm trọng hơn, ví dụ như: bảo quản ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể gây hư hỏng bộ chuyển động và vòng đệm. Ngoài ra, việc chuyển nhiệt độ nhanh chóng cũng có thể khiến các bộ phận bị giãn nở và co lại, khiến hơi nước dễ dàng xâm nhập. Bên cạnh đó, nhiệt còn có thể làm khô chất bôi trơn hoặc làm đông tụ lại, tạo ra ma sát trên các bánh răng.
Tốt nhất hãy bảo quản đồng hồ ở bạn trong môi trường nhiệt độ phòng, tránh xa môi trường khắc nghiệt. Và đừng quên bảo dưỡng đồng hồ định kỳ để kịp thời phát hiện các sự cố nhé!
3. CÀI ĐẶT CHỨC NĂNG SAI
Cài đặt sai các chức năng trên đồng hồ cũng gây ra hư hỏng cho bộ phận chuyển động và bánh răng. Ví dụ: Bạn chỉnh ngày trong khoảng thời gian “nguy hiểm” từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng thì sẽ gây ra sai lệch cho cửa sổ ngày và các bộ phận liên quan. Lý do bởi vì đây là thời điểm các bánh răng đang chuyển động để chuyển ngày mới. Nếu cửa sổ ngày bị lệch, bạn có thể bắt đầu thấy ngày thay đổi sớm hoặc thậm chí sau nửa đêm chứ không phải khi cỗ máy điểm 00 giờ. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm để biết thời gian an toàn và quy trình cài đặt chức năng an toàn.
Ngoài ra, chức năng của đồng hồ không chỉ giới hạn trong việc chỉnh ngày. Khi bạn đặt bất cứ chức năng nào không đúng cách cũng sẽ gây hư hại cho bộ máy. Bên cạnh đó, việc đặt thời gian lùi lại thay vì tua đi cũng có làm hỏng dây cót.
4. LÊN DÂY CÓT ĐỒNG HỒ NGAY TRÊN CỔ TAY
Có vẻ việc lên dây cót hoặc chỉnh giờ đồng hồ ngay khi còn đeo trên cổ thấy khiến nhiều người cảm thấy thuận tiện hơn. Tuy nhiên, việc này thực chất lại mang lại ảnh hưởng xấu vì bạn có thể vô tình kéo núm vặn bung ra ngoài hoặc gây áp lực cho bộ chuyển động. Việc tháo đồng hồ ra khỏi tay khi điều chỉnh sẽ cho phép bạn cảm nhận được lực cản và kéo núm vặn ra ở góc phù hợp nhất.
5. VẶN NÚM ĐỒNG HỒ SAI CÁCH
Một nguyên nhân khác làm hỏng núm vặn ngoài việc kéo sai góc là khi chúng ta vặn núm trở lại. Không phải tất cả đồng hồ đều có núm vặn xuống nhưng nếu có hãy thận trọng khi đóng nó. Núm vặn có thể bị kẹt và gây ra hư hại vĩnh viễn, chưa kể đến việc nước sẽ lọt vào bộ máy và mặt số gây hư hỏng thêm. Vậy để tránh vặn đồng hồ sai, hãy dành thời gian vặn lại và tránh dùng lực. Núm thường xoay đủ 1.5 vòng và tối đa lên đến 3 vòng. Bạn cũng đừng vặn quá chặt vì gây ra khó khăn trong lần chỉnh tiếp theo.
6. SỬ DỤNG CHỨC NĂNG CHRONOGRAPH DƯỚI NƯỚC
Khởi động chức năng bấm giờ ngay dưới nước sẽ khiến cho nước xâm nhập vào bên trong vỏ đồng hồ, gây ra rỉ sét linh kiện hoặc đổi màu mặt số,…Để tránh việc này, bạn chỉ nên vòng bezel xoay dưới nước, không sử dụng các núm điều chỉnh và đảm bảo luôn đóng chặt núm trước khi xuống nước. Nếu bạn không chắc chắn về việc chiếc đồng hồ của mình có được kín nước hay không, hãy mang đến các trung tâm bảo hành của Galle Care để kiểm tra ngay hôm nay nhé!
7. ĐỂ ĐỒNG HỒ TIẾP XÚC VỚI TỪ TRƯỜNG
Từ trường là một thủ phạm làm hỏng đồng hồ của bạn bởi những tác động lên bộ thoát – một bộ phận điều chỉnh dao động của bộ máy và quyết định đến độ chính xác. Tốt nhất bạn nên tránh đặt đồng hồ gần các loại loa đài, thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính bảng,… Hiện nay, một số đồng hồ cũng được thiết kế đặc biệt để chống lại từ trường cao như Rolex Milgauss và Omega Seamaster Aqua Terra.
Việc ngăn ngừa hư hỏng cho chiếc đồng hồ sẽ giúp bạn có một cỗ máy bền bỉ hơn và ít tốn kém hơn. Mặc dù tất cả đồng hồ phải được bảo dưỡng vài năm một lần nhưng chúng vẫn cần phải hoạt động tốt giữa các lần “chăm sóc”. Để đồng hồ trong hộp đựng chuyên dụng hoặc một nơi an toàn khi không đeo chính là cách mà nhiều người dùng áp dụng nhất hiện nay. Đừng quên liên hệ tới các cửa hàng của Đồng hồ Galle để được tư vấn kỹ hơn về các cách bảo quản đồng hồ nhé!
CHIC WATCH LUXURY – Cửa hàng đồng hồ chính hãng chuyên mua bán và thu mua đồng hồ chính hãng cao cấp giá cao nhất nhất thị trường. Chi tiết thông tin xin mời khách hàng truy cập trang wed chính thức của chúng tôi https://chicwatchluxury.vn/thu-mua-dong-ho-chinh-hang-gia-cao-nhat-thi-truong/