Rolex Deepsea Challange – Dưới tận cùng đáy biển P1

Nhưng để đến được những địa điểm chưa được khám phá dưới đáy biển đòi hỏi chiếc đồng hồ phải chịu được áp suất cực lớn. Trong gần 70 năm, Rolex đã đồng hành cùng những nhà thám hiểm, để phát triển những mẫu đồng hồ công cụ mạnh mẽ hơn. Những mẫu đồng hồ đó đã trở thành biểu tượng và tiêu chuẩn chế tạo đồng hồ trong thế giới lặn, ví dụ như mẫu Submariner (ra mắt năm 1953), Sea-Dweller (1967) hay Rolex Deepse (2008). Là thành quả của lĩnh vực này, Oyster Perpetual Deepsea Challenge đại diện cho một cột mốc mới trong hành trình đến đáy đại dương.

1. MỘT CỘC MỐC MỚI TRONG HÀNH TRÌNH ĐẾN ĐÁY ĐẠI DƯƠNG

Mẫu đồng hồ mới trong bộ sưu tập Oyster Perpetual này được lấy cảm hứng từ chiếc đồng hồ Rolex Deepsea Challenge thử nghiệm mà James Cameron đã mang theo trên hành trình lặn xuống độ sâu 10.908 mét (35.787 feet) của mình tại rãnh Mariana vào ngày 26 tháng 3 năm 2012. Để bảo đảm hiệu suất được với sự thoải mái tối ưu trên cổ tay, Deepsea Challenge được chế tác từ titanium RLX – một hợp kim titanium cấp 5. Được trang bị van xả khí helium và hệ thống Ringlock, chiếc đồng hồ có khả năng đồng hành cùng thợ lặn trong bất kỳ môi trường nào – khi lặn tự do, lặn chìm hoặc trong các khoang cao áp – đến độ sâu cực đại là 11.000 mét (36.090 feet). Trong mọi tình huống, Oyster Perpetual Deepsea Challenge đều có thể biến áp suất trở thành đồng minh của mình.

2. ÁP SUẤT, MỘT LỰC BẤT BIẾN CỦA TỰ NHIÊN

Mẫu đồng hồ lặn tối thượng, Oyster Perpetual Deepsea Challenge được phát triển từ chiếc đồng hồ thử nghiệm được tạo ra vào năm 2012 để đồng hành cùng James Cameron trong hành trình khám phá rãnh Mariana. Đây là một chiếc đồng hồ đẩy lùi các giới hạn của sự đổi mới, với khả năng chống lại áp suất từ vực đại dương, cũng như ngăn chặn các tác động bất lợi liên quan đến khí helium. Loại khí này vô cùng cần thiết cho quá trình lặn bão hòa, gồm các nguyên tử rất nhỏ, chúng có thể xâm nhập vào vỏ đồng hồ thông qua các gioăng chống thấm nước khi ở trong khoang cao áp.

Khí helium có thể làm hỏng đồng hồ nếu vẫn bị kẹt bên trong, thậm chí có thể làm tách mặt kính ra khỏi vỏ trong quá trình giải nén. Do đó, van xả khí helium cho phép khí thoát ra mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chống thấm nước của đồng hồ. Là bảo đảm về lòng tin cho các nhà thám hiểm dưới nước, Deepsea Challenge cũng là nguồn cảm hứng hàng ngày cho người đeo trong hành trình thách thức mọi giới hạn.

3. CHUYỂN HÓA ÁP SUẤT THÀNH NĂNG LƯỢNG QUÝ GIÁ

Việc sử dụng titanium RLX để chế tạo vỏ và dây đeo đã giải quyết được một vấn đề lớn: vấn đề về khả năng đeo. Là một loại kim loại đặc biệt nhẹ, titanium RLX đã giúp làm giảm 30% trọng lượng của Deepsea Challenge so với trọng lượng của chiếc đồng hồ thử nghiệm được sử dụng trong chuyến thám hiểm năm 2012 của James Cameron. Cần nhiều năm nghiên cứu để vượt qua những thách thức trong sản xuất và chế tạo đồng hồ mà Deepsea Challenge đã chỉ ra. Từ thiết kế của vỏ đến thiết kế của dây đeo, chiếc đồng hồ với đường kính lớn này (50 mm) được phát triển để phù hợp cho sử dụng hàng ngày. Có khả năng chịu được áp suất lớn hơn 1000 lần so với áp suất trên bề mặt, nó kết hợp hệ thống Ringlock với van xả khí helium giống với mẫu Rolex Deepsea trước đó, khiến nó trở thành một chiếc đồng hồ dành cho thợ lặn hoàn chỉnh.

4. ĐẨY LÙI CÁC GIỚI HẠN VÀ MỞ RA NHỮNG CHÂN TRỜI MỚI

Là hiện thân của hành trình tìm kiếm sự xuất sắc của Rolex, Deepsea Challenge xem độ sâu của đại dương như một biên giới mới của việc khám phá. Những địa hạt này, tuy bị coi là nguy hiểm và ít được biết đến, nhưng thực chất là một nguồn cung cấp thông tin thiết yếu, vô cùng cần thiết cho việc bảo tồn hành tinh. Chịu được áp suất siêu lớn, lặn sâu đến giới hạn cuối của con người, mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta: Deepsea Challenge hoàn toàn có khả năng đồng hành cùng những người tiên phong trong tương lai để đối mặt với những thách thức này.