Tại sao cơ chế chống sốc lại đặc biệt quan trọng với đồng hồ đeo tay ?

Có thể nhiều người trong số chúng ta không biết rằng, một tác động như việc chẳng may cổ tay đeo đồng hồ va chạm nhẹ với bàn cũng có thể tạo nên chấn động đủ để làm hư hỏng một bộ máy đồng hồ cơ. Chính vì vậy nên ngày nay hầu hết đồng hồ đeo tay đều được trang bị các cơ chế chống sốc khác nhau. Vậy cụ thể thì cơ chế chống sốc trên đồng hồ là gì? Hãy cùng CHIC WATCH LUXURY tìm hiểu ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé!

1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VỀ CƠ CHẾ CHỐNG SỐC Ở ĐỒNG HỒ

Trong suốt lịch sử phát triển của đồng hồ đeo tay, các thợ chế tác luôn phải đau đầu khi đối mặt với những vấn đề mà bộ máy đồng hồ cơ gặp phải khi đồng hồ bị va chạm. Và cơ chế chống sốc đầu tiên đã được tạo từ thế kỷ XVIII, cách đây hơn 300 năm. Ngài Abraham-Louis Breguet nổi tiếng chính là người đã phát minh ra cơ chế chống sốc đầu tiên trên đồng hồ với tên gọi là para-chute.

Bộ máy với cơ chế Para-chute của Abraham-Louis Breguet
Bộ máy với cơ chế Para-chute của Abraham-Louis Breguet

Phát minh này xuất phát từ việc đồng hồ thời điểm đó rất dễ hỏng khi bị va đập, do lực tác động làm gãy trục của hệ thống truyền động. Cơ chế chống sốc para-chute được Breguet thử nghiệm lần đầu vào năm 1790. Đây là cơ chế bao gồm một đai kim loại đàn hồi nhỏ giữ cho chân kính và trục bánh xe đẩy lên ở mức độ vừa phải mà không bị hỏng.

Đây có thể nói là tiền thân cho toàn bộ các cơ chế chống sốc sau này. Năm 1932, cơ chế chống sốc Incabloc được giới thiệu và sau này đã trở thành cơ chế chống sốc phổ biến nhất thế giới, có thể phù hợp với rất nhiều bộ máy khác nhau.

2. VẬY TẠI SAO CƠ CHẾ CHỐNG SỐC QUAN TRỌNG NHƯ VẬY ?

Một bộ máy đồng hồ cơ bản được tạo nên từ ít nhất 100 chi tiết vô cùng nhỏ, và rất nhiều trong số chúng luôn chuyển động và tác động qua lại vào nhau. Theo thời gian thì các chi tiết này sẽ lỏng lẻo dần, vì vậy nên mỗi tác động nhỏ đều có thể khiến các chi tiết này va đập vào nhau, gây ra vỡ, hay gãy các linh kiện.

Cụ thể hơn thì dù mỗi bánh răng trong bộ máy đồng hồ đều sở hữu các trục riêng, đây là các chi tiết sẽ chuyển động liên tục khi các bánh răng chuyển động, và ở cuối các trục này sẽ có một điểm chốt rất nhỏ và mảnh. Những phần trục này rất dễ gãy nên chỉ cần một tác động nhỏ là có thể sẽ khiến các phần trục này bị gãy và đó chính là lý do các cơ chế chống sốc là vô cùng cần thiết để bảo vệ bộ máy đồng hồ của bạn.

3. CƠ CHẾ CHỐNG SỐC THỰC SỰ HOẠT ĐỘNG NHƯ NÀO ?

Hầu hết các thương hiệu đều không tự sản xuất ra các cơ chế chống sốc cho riêng mình mà nhập lại từ các nhà cung cấp chuyên dụng. Ngày nay, Incabloc chính là cơ chế chống sốc phổ biến nhất trên đồng hồ đeo tay. Dù vậy trên thị trường còn nhiều cái tên đình đám khác mà ta phải nhắc đến như: Nivashoc của ETA, Diashock của Seiko hay Parashock của Citizen.

Dù là cơ chế chống sốc nào đi nữa thì chúng đều hoạt động theo cùng một nguyên lý: khi đồng hồ va chạm, một hệ thống dây tóc sẽ hấp thụ chấn động đó và cho phép bộ phần cân bằng của đồng hồ di chuyển mà không tổn hại gì. Cụ thể thì với Incabloc, cơ chế này gồm ba phần chính: một chi tiết để giữ chân kính, một chân kính làm từ đá quý, thường là ruby và một dây tóc nhỏ.

Khi đồng hồ bị sốc, toàn bộ cơ chế này đều di chuyển, hấp thụ năng lượng và không làm cho các đầu trục cân bằng trong bộ máy đồng hồ bị gãy. Tuy nhiên thì đa số cơ này chỉ áp dụng ở phần đầu trục gắn với bánh xe cân bằng ở bộ thoát vì đây là cơ chế quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến độ sai số. Đây là cũng là cách để cắt giảm chi phí, nhưng ở một số mẫu đồng hồ cao cấp như đồng hồ Rolex, cơ chế chống sốc này được dùng ở nhiều phần trục khác.

Bên cạnh cơ chế chống sốc nằm ở bộ máy thì một số thương hiệu chống sốc cho đồng hồ bằng vật liệu và cấu trúc của vỏ. Ví dụ trường hợp của Casio G-Shock khi được làm từ nhựa resin (từ cây thông hoặc có trường hợp là nhựa tổng hợp). Chất liệu này có tính đàn hồi và hấp thụ lực vô cùng tốt, giúp đồng hồ G-Shock có thể chịu lực tốt hơn bất kỳ mẫu đồng hồ nào khác.

Ấn tượng nhất có lẽ là thương hiệu Certina với cơ chế bảo vệ kép Double Security (bảo vệ đồng hồ khỏi sốc và nước). Cơ chế này bên cạnh việc cũng sử dụng các chân kính để bảo vệ đầu trục thì còn gia cố thêm cho kết cấu vỏ bằng rất nhiều gioăng cao su: trong núm vặn, ống muống, đáy cũng như phần mặt kính và đáy được làm dày hơn. Toàn bộ đồng hồ của hãng không chỉ chống sốc tốt, minh chứng qua rất nhiều bài test trước khi xuất xưởng, mà còn có khả năng chống nước vượt trội (ít nhất 10 ATM, kể cả các mẫu đồng hồ nữ!).

Vậy các bạn nghĩ sao về các cơ chế chống sốc trên đồng hồ đeo tay? Hãy để lại cảm nhận để chúng ta cùng thảo luận nhé. Đừng quên ghé thăm website của CHIC WATCH LUXURYđể luôn cập nhật những tin tức mới nhất và thú vị nhất của thế giới đồng hồ nhé.

 

CHIC WATCH LUXURY – Cửa hàng đồng hồ chính hãng chuyên mua bán và thu mua đồng hồ chính hãng cao cấp giá cao nhất nhất thị trường. Chi tiết thông tin xin mời khách hàng truy cập trang wed chính thức của chúng tôi https://chicwatchluxury.vn/thu-mua-dong-ho-chinh-hang-gia-cao-nhat-thi-truong/