Tại sao kháng từ trên đồng hồ lại quan trọng P2 ?

Trong bài viết trước, các bạn đã cùng CHIC WATCH LUXURY khám phá lý do nhiễm từ là một trong những tác nhân ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng hoạt động và độ chính xác của bộ máy đồng hồ cơ. Chúng ta cũng đã tìm hiểu cách đối phó với từ trường cổ điển từ thế kỷ XIX. Vậy ở thế kỷ XXI, các thương hiệu nổi tiếng đã từng bước khám phá ra những phương thức kháng từ tiên tiến hơn thế nào? Hãy cùng CHIC WATCH LUXURY tìm hiểu trong phần hai của loạt bài này nhé!

1. ROLEX – THỐNG TRỊ PHÂN KHÚC ĐỒNG HỒ KHÁNG TỪ

Có thể nói, một trong những mẫu đồng hồ kháng từ tốt nhất từng được sản xuất chính là Rolex Milgauss. Ngay từ cái tên của nó ta cũng có thể thấy được mức độ kháng từ vượt trội của mẫu đồng hồ này. Milgauss là viết tắt của mức từ trường 1,000 gauss.

Đồng hồ Rolex Milgauss
Đồng hồ Rolex Milgauss

Mẫu đồng hồ này được phát triển vào năm 1956 cho tổ chức CERN (Viết tắt từ tiếng Pháp – Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire, có nghĩa là Hội đồng nghiên cứu hạt nhân châu u), các phòng thí nghiệm nguyên tử và vật lý của châu u. Thậm chí, mẫu đồng hồ này còn được bảo vệ bởi một chiếc lồng Faraday.

Ngày nay, Milgauss vẫn tiếp tục được Rolex sản xuất nhờ quá trình hợp tác với CERN, dù nó không còn quá nổi bật trong dải sản phẩm của hãng nữa.

Vậy Rolex Milgauss đã làm gì để trở nên kháng từ vượt trội? Cách dễ nhất là làm sao để những chi tiết tinh xảo, quan trọng nhất trong bộ máy không bị nhiễm từ. Đó là cách tiếp cận vấn đề mà thương hiệu Vacheron Constantin từng sử dụng vào năm 1846 khi họ quyết định chế tạo một bộ máy có dây tóc cân bằng làm từ vật liệu quý palladium. Tuy nhiên, họ đã không thành công và phải tới năm 1915, hãng mới lần đầu tạo ra được một chiếc đồng hồ bỏ túi kháng từ.

2. NHỮNG VẬT LIỆU TÂN TIẾN RA ĐỜI VÀ THỐNG TRỊ

Rolex Milgauss thì khác, nó được sử dụng những vật liệu kháng từ hiện đại hơn, kết quả của những nghiên cứu được đầu tư bài bản bởi các ông lớn. Bước nhảy vọt đầu tiên trong lĩnh vực kháng từ của thế giới đồng hồ chắc chắn phải nhắc tới sự ra mắt của Nivarox. Đây là một loại vật liệu có lỗi làm từ hợp chất sắt và nickel, thay vì sử dụng lõi thép thông thường.

Dù kháng từ tốt hơn dây tóc cân bằng làm từ thép cơ bản nhưng Nivarox hay Nivachron sau này vẫn còn kém một bậc so với silicon. Đây là một vật liệu giúp các bộ máy theo đuổi những chuẩn mực chính xác cực kỳ khắc nghiệt. Nó rắn chắc hơn, không cần dầu bôi trơn khi hoạt động. Silicon nhẹ hơn và cứng hơn nhiều so với thép. Và đặc biệt, nó hoàn toàn kháng lại từ trường, một ưu điểm mà thương hiệu Ulysse Nardin đã nhìn ra và dùng cho hầu hết các mẫu đồng hồ Freak của họ vào năm 2001.

Nhược điểm của Silicon là chi phí để chế tạo đắt hơn nhiều so với thép hay Nivarox. Vì vậy, bạn đừng mong sẽ sở hữu vật liệu cao cấp này ở những bộ máy tầm trung của Sellita hay Miyota. Trong số các mẫu đồng hồ nổi tiếng về khả năng kháng từ, không thể không nhắc tới những mẫu Omega Aqua Terra với mức kháng từ gấp 15 lần Rolex Milgauss, lên tới 15,000 Gauss.

Và bạn biết gì không, đồng hồ của bạn chỉ cần kháng từ ở mức 5 gauss đã là đủ để chống lại hầu hết các nguồn từ trường phổ biến trong cuộc sống. Còn nếu bạn muốn thử thách hơn một chút, như để đồng hồ vào máy MRI thì mức kháng từ cần thiết đạt tiêu chuẩn ISO 764, cũng chỉ là 60 Gauss.

Vậy các bạn nghĩ sao về khả năng kháng từ của đồng hồ ngày nay? Hãy để lại cảm nhận để chúng ta cùng thảo luận nhé. Đừng quên ghé thăm website của CHIC WATCH LUXURY để luôn cập nhật những tin tức mới nhất và thú vị nhất của thế giới đồng hồ nhé!

CHIC WATCH LUXURY – Cửa hàng đồng hồ chính hãng chuyên mua bán và thu mua đồng hồ chính hãng cao cấp giá cao nhất nhất thị trường. Chi tiết thông tin xin mời khách hàng truy cập trang wed chính thức của chúng tôi https://chicwatchluxury.vn/thu-mua-dong-ho-chinh-hang-gia-cao-nhat-thi-truong/